Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Chẳng nên toan tính vẻ bề ngoài, phải tu đức ở bên trong


Có một hôm, Tử Lộ (học trò của Khổng Tử) ăn mặc chỉnh tề, khí phách trang trọng, đến bái kiến đức Khổng Tử. Khổng Tử thấy vậy nói rằng: “Trọng Do (tên hiệu của Tử Lộ), thần khí của ngươi mười phần đầy đủ như vậy để làm gì đây? Khi sông Trường Giang vừa mới chảy ra từ núi Dân Sơn, dòng nước của nó rất nhỏ, chỉ có thể chở được thuyền rượu trống rỗng. Nhưng đợi đến khi dòng nước của nó chảy tới cửa biển, nếu không có hai thuyền cùng đi, nếu không thể tránh được gió lớn, thì không có cách gì có thể vượt qua nó được. Đó chẳng phải bởi vì ở hạ lưu nước của nó rất nhiều hay sao? Bây giờ ngươi trang phục chỉnh tề, vẻ mặt tự mãn, giống như là muốn chỉ huy người ta, thì người trong thiên hạ còn ai có thể nói về những khuyết điểm của ngươi cho ngươi biết đây?” Tử Lộ nhanh chóng bước ra khỏi phòng và trở lại sau khi đã thay sang bộ quần áo bình thường tự nhiên. Khổng Tử nói: “Trọng Do, ngươi hãy nhớ kỹ, ta nói cho ngươi biết: người nói khoác lác thổi phồng, là người hào nhoáng bên ngoài mà trong rỗng tuếch; người thích biểu hiện năng lực bản sự của mình, thường thường khoe khoang khoác lác về mình; còn người biểu hiện trên nét mặt có trí tuệ và năng lực thì là kẻ tiểu nhân.”
“Cho nên, người quân tử hiểu biết về Đạo, thì chỉ nói hiểu biết của họ về Đạo, đây là then chốt của lời nói; làm không được thì nói làm không được, đây là nguyên tắc tiêu chuẩn cao nhất của hành động. Lời nói mà nắm chắc then chốt rồi, thì chính là trí tuệ; hành động mà có nguyên tắc tiêu chuẩn cao nhất rồi, thì chính là nhân đức. Người mà vừa có trí tuệ lại có nhân đức, trong đó còn có điều gì không đầy đủ nữa đây?"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét